Nhà tranh” là hồi ức vừa ấm áp, vừa đau thương với những con người thấp bé về “giấc mơ nước Mỹ” không thành và những sự hoang mang khi tìm lại chính mình trong thời kỳ xung đột văn hóa. Có lẽ cũng bởi vì bản thân mình không ôm ấp bất cứ kỳ vọng nào từ trang đầu của những cuốn sách, nên khi gấp cuốn sách này lại. mình thấy “Nhà tranh” thực sự xứng đáng với giải thưởng là cuốn sách hay nhất do Vouge (Pháp) bình chọn.

Sách Nhà Tranh PDF

Thư viện Sách Hay rất vui được chia sẻ nội dung của cuốn sách phiên bản PDF cho độc giả, giúp độc giả tiện lợi khi xem online và tải về. “Đọc một cuốn sách hay cũng như trò chuyện với một người bạn thông minh”. Vì vậy chúng tôi luôn cập nhật những cuốn sách hay nhất và mới nhất tại đây. Hướng dẫn cách download Sách phía dưới.

Sách Nhà Tranh PDF – Tải Miễn Phí

TẢI SÁCH PDF NGAY

Nội dung Cuốn Sách

“Nhà tranh” là một cuốn hồi ký chân thực và cảm động được chấp bút bởi chính tác giả Ly Tran (Trần Kỳ Lý), một cô gái gốc Việt – Hoa, kể lại hành trình trưởng thành và ổn định cuộc sống sau khi di cư sang Mỹ cùng với gia đình.
Vào năm 1993 khi Ly Tran mới chỉ là một đứa trẻ, thông qua một chương trình nhân đạo do chính phủ Mỹ thực hiện, cô đã cùng bố mẹ và ba người anh trai rời khỏi thành phố nhỏ dọc theo đồng bằng sông Cửu Long đến quận Queens, New York để tái định cư.
Khi cả gia đình sang Mỹ, họ phải vật lộn với một cuộc sống mới giữa vô vàn khó khăn và thực tế không giống như “giấc mơ Mỹ” đã từng tưởng tượng. Cả gia đình thiếu thốn chỗ ở, ăn uống và không được chăm sóc y tế, có lần Ly Tran từng gặp nguy hiểm đến tính mạng do chịu lạnh vì không có đủ quần áo ấm. Cuộc sống của cô phải chịu nhiều giằng xé giữa đức tin Phật giáo của bố mẹ, nguồn cội, kế sinh nhai của gia đình, sự bất đồng văn hóa, áp lực học hành,…

Nhà Tranh – Cuộc đấu tranh để tìm ra giọng nói của mình giữa những kỳ vọng văn hóa xung đột

Hồi ký của Ly Tran được nhiều độc giả đánh giá là một tác phẩm độc đáo trong số những câu chuyện của người Mỹ gốc Việt. Cô không tập trung kể về việc giải thoát bản thân khỏi quá khứ của cha mẹ. Mà thay vào đó, cô thấu hiểu sâu sắc, không muốn rời xa khỏi nỗi đau của họ. Bên trong cô là sự đồng cảm với hội chứng căng thẳng hậu chấn thương của người bố và sự thụ động của mẹ – được gây ra như một cơ chế đối phó với một người chồng bất ổn tâm lý và những phong tục văn hóa kỳ thị phụ nữ. Từng bước hiểu rõ hơn về gia đình, trường lớp, cuộc sống trên đất Mỹ. Cô ngày càng trưởng thành hơn trong cách sống và suy nghĩ của chính mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *